Nguyên nhân thường gặp gây đổ mồ hôi trộm ban đêm là do phòng ngủ quá nóng
Đổ mồ hôi nhiều khi mãn kinh điều trị như thế nào?
Cần làm gì để giảm tình trạng đổ mồ hôi đêm?
Đâu là những nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi?
Loại thuốc mới giảm bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm hiệu quả cho phụ nữ mãn kinh
Nếu phòng ngủ không quá nóng nhưng bạn vẫn hay đổ mồ hôi, rất có thể tình trạng này cảnh báo một số tình trạng sức khỏe nhất định. Dưới đây là những nguyên nhân khiến bạn bị đổ mồ hôi trộm ban đêm:
Bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể gây đổ mồ hôi trộm ban đêm. Trên thực tế, 8 - 22% số người dùng thuốc chống trầm cảm báo cáo đã từng trải qua tình trạng này.
Các chuyên gia khuyên bạn nên giảm liều thuốc để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi. Nếu vẫn không có có tác dụng, hãy ngừng sử dụng thuốc (dưới sự giám sát của bác sỹ) và thử các loại thuốc chống trầm cảm khác.
Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể gây đổ mồ hôi trộm ban đêm
Phụ nữ vừa mới sinh hoặc trong độ tuổi mãn kinh
Những thay đổi nội tiết, thay đổi hormone trong những giai đoạn này có thể gây đổ mồ hôi trộm ban đêm. Tùy từng người mà các biện pháp điều trị có thể khác nhau, do đó bạn nên đi khám để được tư vấn cụ thể hơn.
Đổ mồ hôi trộm ban đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm một số bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư bạch cầu, ung thư vú và ung thư xương. Các nhà khoa học cho rằng tình trạng đổ mồ hôi có thể là do khối u, sốt… trong khi điều trị ung thư.
Nam giới có lượng testosterone thấp
Lượng testosterone thấp có thể gây ra đổ mồ hôi trộm ban đêm ở nam giới. Cụ thể, bắt đầu từ những năm 30, 40 tuổi, nồng độ testosterone của bạn sẽ giảm đi 1% mỗi năm.
Tuy nhiên, những người trẻ tuổi cũng có thể gặp tình trạng này nếu bị dư thừa chất béo trong cơ thể, có chế độ ăn kém lành mạnh và thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Việc tăng nồng độ testosterone có thể giúp giảm mồ hôi trộm vào ban đêm ở nam giới.
Nhiễm trùng
Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, những người bị bệnh lao, viêm tủy xương và áp xe (abscess) cũng có thể bị đổ mồ hôi trộm ban đêm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu như sốt về chiều, chán ăn, giảm cân nhanh…
Uống rượu
Uống nhiều rượu trước khi đi ngủ không chỉ gây đổ mồ hôi mà còn có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn. Các chất kích thích trong rượu có thể gây giãn mạch máu, từ đó làm tăng tuần hoàn máu dưới da, khiến bạn cảm thấy nóng hơn và tăng tiết mồ hôi ra bên ngoài.
Đường huyết thấp
Khi hạ đường huyết dưới 70mg/dL, bạn có thể bị chóng mặt, run rẩy và đổ mồ hôi. Tình trạng này thường xảy ra ở những người bệnh đái tháo đường dùng thuốc hoặc tiêm insulin quá liều.
Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên ăn nhẹ lành mạnh trước khi đi ngủ từ 2 - 3 tiếng để ổn định đường huyết, tránh đổ mồ hôi trộm ban đêm.
Bạn gặp ác mộng, rối loạn giấc ngủ
Những cơn ác mộng, tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể khiến tim đập nhanh, tăng tiết mồ hôi về đêm.
Bình luận của bạn